Thái độ phân biệt người Việt Nam
"Ở đây chỉ bán đồ Tây và giá Tây thôi, tụi em ăn được không?"
Đây là câu chuyện về một chàng trai háo hức đi ăn một quán mì Ý có vẻ đình đám ở Sài Gòn được giới thiệu bởi mấy người bạn nước ngoài, nhưng đụng nhầm hôm đi không coi ngày và bị nghiệp quật xỉu up xỉu down.
Chạy trên con đường Đông Du, khu phố du lịch, trầm vắng bởi những dư âm của con dịch, chàng trai đếm ngược con số đến nhà hàng Ý mang tên Ciao Bella mờ mờ hiện ra trên đường. Nhớ đến mấy người bạn bảo rằng đồ ăn và PHỤC VỤ ở đây nhiệt tình lắm nên chàng trai khá hào hứng.
Từ đây, từ những ý tưởng viết về đồ ăn bỗng chốc hóa thành những gạch đầu dòng nhằm vạch rõ hiện thực trần trụi của chị phục vụ mém... xinh đẹp tại quán.
- Gửi xe - Chúng tôi dừng xe trước quán, phân vân chưa biết để xe ở đâu, nói đoạn đưa một ánh nhìn "cầu cứu" đến chị nhân viên đang đừng từ trong quán nhìn ra. Những tưởng chị sẽ "say something", nhưng không, em im thì chị im, chúng ta cùng im xem ai im lâu hơn. Nhưng mà em mệt mỏi lắm chị à, chàng trai phải lên tiếng hỏi "dạ, chị ơi, để xe hay gửi xe ở đâu ạ?". Lúc đấy, mặt lạnh như tiền, chị đi ra chỉ vào một đám xe ngay bên cạnh quán.
Thôi thì chắc là cho qua vì đa phần khách Tây đến đây chắc cũng toàn đi bộ nên phục vụ ở đây có phần không quen vì lâu lâu có vài người đi xe máy.
- Ngồi vào bàn - Chúng tôi bước vào quán, chẳng hiểu sao mà chị thở dài. Đứng tầm mười mấy giây một cách sượng trân, chàng trai bất giác lên tiếng hỏi: Dạ, nhà hàng có đang mở cửa chưa chị? Chị trả lời: Có. Rồi chàng trai lại hỏi: Dạ, tụi em ngồi đâu được ạ? Chị nhìn xung quanh rồi chỉ vào một góc tối: Ngồi đây đi.
Lúc này đã thấy hơi cấn cấn, vì ở đây ít nhiều gì cũng là khu phố du lịch với cách phục vụ đáng lẽ nó phải khác hơn. Với cách phục vụ cục súc yang hồ này mà ở một khu vực địa phương khác trong thành phố thì có lẽ chàng trai vẫn sẽ chấp nhận hơn. Nhưng thôi, dù gì đây cũng là... Việt Nam nên lại bấm bụng cho qua.
- Dọn dĩa - Do chúng tôi đi 2 người mà bàn có đến tận 4 cái đĩa nên có nhờ chị dọn bớt. Mắt chị xoay một vòng Trái Đất rõ to rồi dọn cái dĩa ngay trước mặt chúng tôi, và bảo: lấy cái dĩa kế bên đi nha.
Máu chó của chàng trai sắp lên đỉnh, nhưng nghĩ rằng chắc hôm nay bà này mệt hay có chuyện gì đó không vui nên lần này vẫn tiếp tục cho qua.
- Xin thực đơn - Khi chúng tôi ngồi vào bàn được một hồi thì vẫn chưa thấy thực đơn đâu. Nhìn sang thì thấy chị đứng nghĩ ngợi cái gì đó và thỉnh thoảng nhìn lại chúng tôi rồi lại thở dài. Tôi giơ tay: dạ, cho tụi em coi menu. Chị ậm ừ rồi đưa thực đơn đến: Ở đây chỉ bán đồ Tây và giá Tây thôi, tụi em ăn được hông?
Tự nhiên trong đầu chàng trai cảm thấy bừng tỉnh vì những sự kiện diễn ra từ nãy đến giờ. À thì ra vấn đề không phải là hôm nay chị mệt, mà vấn đề là chúng tôi "không phải Tây"?
Nói đến đây, chúng tôi bất mãn, đứng dậy bỏ về, chỉ kịp nói thêm một câu: Thôi dẹp nha chị, Tây hay không thì bọn em cũng không ăn xin con mẹ gì nhé.
Chị lẩm bẩm thêm: đủ tiền trả đồ ăn ở đây không mà làm lố.
Chàng trai chỉ kịp nhảy lên xe và phóng về, trong đầu suy nghĩ viết bài tế sống con mẹ này làm sao cho nóng.
Không biết quán do quán ít người Việt lui đến nên đâm ra chị cho rằng người Việt không đủ khả năng ăn và chi trả tại đây? Hay do thái độ coi thường người Việt tại đây là để làm nền cho việc tôn thờ người nước ngoài tại quán?
Việc mở nhà hàng cũng là một cuộc giao dịch, lẽ nào chủng tộc cũng là một yếu tố quyết định đến việc thực khách có được phục vụ hay không khi bước chân vào nhà hàng?
Còn việc bác nào bảo là ngu đâm đầu vô mấy chỗ của Tây để học đòi thì xin được phép miễn tiếp chuyện nhé. Ẩm thực ngon thì ai cũng muốn thử, chứ không liên quan đến việc phải là một chủng tộc nào đó thì mới được cái đặc quyền được bước chân đến một nơi nào đó.
Vẫn tiếc vì không được ăn mỳ ở đây, nhưng không thể đánh mất cái liêm sỉ mà để con mẹ này chà đạp lên việc mình nói tiếng Việt khi đi vào quán.
Thân chào và miễn gặp lại.
0 người yêu thích
0 bình luận