Người lái xe gắn máy dưới 50cc và xe máy điện có thể phải thi lấy bằng lái

Bản Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chuẩn bị trình Chính phủ có nhiều thay đổi đáng chú ý so với bộ luật cũ đã được ban hành cách đây 10 năm.

Theo đó, nhiều quy định mới đã được bổ sung nhằm bám sát tình hình giao thông thực tế của nước ta vốn đã có nhiều chuyển biến trong những năm qua.

Những thay đổi này đều mang tính chất căn cơ, tác động trực tiếp đến văn hóa và ý thức lái xe hằng ngày của người dân.

nguoi lai xe gan may duoi 50cc va xe may dien co the phai thi lay bang lai  - anh 1

Việc thi lý thuyết có được áp dụng với chủ phương tiện dưới 50cc và xe máy điện hay không?. (Ảnh: Vietnamnet)

Tái cấu trúc hệ thống bằng lái xe

Hơn một thập kỷ qua, người dân Việt Nam đã quen với hệ thống phân loại 4 cấp dành cho Giấy phép lái xe (GPLX) hạng A, từ A1 đến A4. Tuy nhiên, điều này nhiều khả năng sẽ được thay đổi trong thời gian tới.

nguoi lai xe gan may duoi 50cc va xe may dien co the phai thi lay bang lai  - anh 2

Hệ thống GPLX hiện hành nhiều khả năng sẽ được thay đổi. (Ảnh: 24H)

Cụ thể, trong Dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, tại Điều 103, Bộ GTVT đã đề xuất GPLX không thời hạn sẽ bao gồm các hạng sau đây (trích theo Luật):

- Hạng A0 cấp cho người lái xe gắn máy (kể cả xe điện) có dung tích xy lanh dưới 50 mét khối hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 04 kw;

- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 mét khối đến 125 mét khối hoặc có công suất động cơ điện trên 04kw đến 11kw và các loại xe quy định cho GPLX hạng A0;

- Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 mét khối hoặc có công suất động cơ điện trên 11kw và các loại xe quy định cho GPLX hạng A0, A1;

- Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A0, A1.

nguoi lai xe gan may duoi 50cc va xe may dien co the phai thi lay bang lai  - anh 3

Người lái xe dưới 50 mét khối và xe máy điện thông thường phải có GPLX hạng A0. (Ảnh: Zing)

Như vậy, thay đổi đáng chú ý nhất chính là việc người dùng các phương tiện xe máy dưới 50 mét khối và xe điện thông thường phải có GPLX để được điều khiển phương tiện. Điều này vốn khác biệt với cơ chế quản lý khá thoáng trước đây. Có lẽ, nguyên nhân xuất phát từ việc nhóm người này ngày càng đông đảo và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng GTĐB hiện nay.

Thu hồi GPLX nếu bị tước 4 lần trong 3 năm

Một trong những điểm nổi bật khác trong Dự thảo Luật GTĐB sửa đổi lần này nằm ở Điểm c, Khoản 5, Điều 103. Theo đó, điểm này quy định: “GPLX bị tước quyền sử dụng lần 04 trở lên trong thời gian 03 năm hoặc có tổng thời gian bị tước quyền sử dụng trên 24 tháng”. Đây được xem là một trong những thay đổi mang tính chiến lược, đánh mạnh vào ý thức của người sử dụng phương tiện giao thông.

nguoi lai xe gan may duoi 50cc va xe may dien co the phai thi lay bang lai  - anh 4

GPLX sẽ bị thu hồi nếu bị tước 04 lần trong 03 năm. (Ảnh: Zing)

Với thay đổi này, chỉ cần có hành vi vi phạm Luật GTĐB và bị xử phạt theo hình thức tước GPLX, đáp ứng một trong hai điều kiện nêu trên, người lái chắc chắn sẽ bị thu hồi GPLX. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đi thi để có được GPLX hợp pháp trở lại. Nếu luật này được áp dụng, người sử dụng các phương tiện GTĐB thông thường phải chú ý nhiều hơn và cải thiện văn hóa lái xe của mình.

nguoi lai xe gan may duoi 50cc va xe may dien co the phai thi lay bang lai  - anh 5

Nhiều người mong sẽ có ngày càng nhiều các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về việc điều khiển phương tiện gắn máy. (Ảnh: 24H)

Ngoài những sửa đổi trên, Dự thảo còn nếu thêm một số vấn đề mới như cấm người lái xe sử dụng điện thoại; phải thắt dây an toàn khi ngồi ở bất kỳ vị trí nào trên ô tô; thay đổi khái niệm dừng, đổ xe… Tin rằng, nếu Dự thảo được chấp nhận, đời sống giao thông nước ta sẽ có nhiều điều được cải thiện rõ rệt.

Đừng quên cập nhật những tin tức thú vị được cập nhật hằng ngày tại Địa Điểm Ăn Uống nhé! 

 

người yêu thích