6 công dụng thần thánh từ khoai mì

Khoai mì vốn là nguyên liệu thường xuất hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh của ta ngày xưa. Ngày nay, khoai mì trở thành món ăn được nhiều gia đình lựa chọn. Không những dễ tìm mà còn chế biến được rất nhiều món ngon từ thứ củ dân dã này. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định khi sử dụng loại củ này, nhất là những bà bầu trong 3 tháng đầu thai kì thì có được phép sử dụng không? Hãy cùng Riviu tìm hiểu nhé.

Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì

Khoai mì hay còn  được gọi là của sắn là loại củ đậu có danh pháp hai phần: Manihot esculenta. Đây là một trong những loại cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Về mặt lịch sử, cây khoai mì được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào cuối thế kỷ 16. Ở các nước châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 sau đó, khoai mì được trồng nhiều ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18.

Khoai mì được trồng ở Việt Nam để làm thức ăn trong chăn nuôi, thực phẩm chế biến bánh kẹo, sản xuất các nhiên liệu tự nhiên. Các vùng trồng sắn nhiều nhất là ở những vùng đồi núi như Tây Nguyên, Tây bắc, Đông Nam bộ.

Về mặt dinh dưỡng, trong khoai mì có chứa tinh bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin A, vitamin C, năng lượng . Với 100g khoai mì nấu chín có chứa 16 mg canxi, 21 mg magiê, 271 mg kali, 27 mg phốt pho và 0,4 mg mangan. Nó cũng có 14 mg natri, 0,3 mg kẽm và 0,3 mg sắt.

6 cong dung than thanh tu khoai mi - anh 1

Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì

Những thành phần dinh dưỡng nêu trên có thể thấy khoai mì là loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, để trả lời cho câu hỏi 'Ăn khoai mì có mập không?' đó chính là 'Không!' nhé các bạn. Ngược lại, trong khoai mì chứa hàm lượng chất xơ cao giúp no lâu , ít cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó khoai mì còn giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.Với hàm lượng Carbohydrate dồi dào, khoai mì sẽ cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho quá trình vận động, các carbohydrate chuyển đổi thành glucose trong cơ thể của bạn, sau đó được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ trong các cơ thể, ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo không gây nên hiện tượng thừa cân, béo phì.

Bà bầu có nên ăn khoai mì không?

Vậy bà bầu ăn khoai mì được không? câu trả lời KHÔNG nhé!

Trong khoai mì chứa một loại độc tố được gọi là hydrogen cyanide (hay cyanua, HCN). HCN là một chất cực độc, một liều lượng nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời.

HCN hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa, niêm mạc, đường hô hấp. 60% HCN gắn vào các protein và máu lan truyền khắp cơ thể.

HCN “cắn chặt” nhân Fe2+ của enzyme cytochrom oxidase (enzyme cho phép cơ thẻ sử dụng oxy để tạo năng lượng) khiến cơ thể không hô hấp được dù vẫn đầy đủ dưỡng khí.

Vì vậy các mẹ bầu hết sức cẩn thận không nên ăn khoai mì khi trong những tháng thai kỳ nhé.

6 cong dung than thanh tu khoai mi - anh 2

Bà bầu có nên ăn khoai mì không?

6 công dụng 'thần thánh' của khoai mì

Khoai mì giúp giảm cân

Những thành phần dinh dưỡng nêu trên có thể thấy khoai mì là loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, chính vì thế các bạn nữ luôn đặt ra câu hỏi đáng quan tâm đó là “Ăn nhiều khoai mì có mập hay không?”, ăn khoai mì nhiều sẽ mập. Ngược lại, trong khoai mì chứa hàm lượng chất xơ cao giúp no lâu , ít cảm giác thèm ăn. 

Với hàm lượng Carbohydrate dồi dào, khoai mì sẽ cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho quá trình vận động, các carbohydrate chuyển đổi thành glucose trong cơ thể của bạn, sau đó được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ trong các cơ thể, ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo không gây nên hiện tượng thừa cân, béo phì.

6 cong dung than thanh tu khoai mi - anh 3

6 công dụng 'thần thánh' của khoai mì

Khoai mì làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Bên cạnh đó khoai mì còn giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Khoai mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Ngoài những lưu ý trên và công dụng giảm cân từ củ sắn, khoai mì còn có những công dụng thần kỳ khác như tốt cho hệ tiêu hóa vì trong thành phần khoai mì có chứa nhiều chất xơ cải thiện hệ thống tiêu hóa, hấp thụ tất cả các độc tố từ ruột của bạn và hỗ trợ giảm viêm trực tràng.

Khoai mì hạn chế các nguy cơ bệnh về mắt

Khoai mì cung cấp lượng vitamin A giúp cải thiện thị lực, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt (quáng gà, suy giảm thị lực, khô mắt...).  

Hạn chế, giảm quá trình loãng xương

Trong khoai mì có chứa chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi, kẽm là các yếu tố góp phần cho hệ xương chắc khỏe, cứng cáp, giữ mật độ xương trong cơ thể không bị loãng.

Vỏ khoai mì có tác dụng đẹp da

Vỏ khoai mì là một phương thuốc tuyệt vời cho mọi vấn đề về da. Phơi khô vỏ khoai mì và tán thành bột, trộn với nước thành hỗn hợp bột nhão. Thoa đều trên mặt trong 20 phút và rửa sạch. Mặt nạ bột vỏ khoai mì giúp loại bỏ dầu thừa, thu nhỏ các lỗ chân lông, trẻ hóa và làm sáng da.

Với những thông tin mà Riviu chia sẻ bên trên hy vọng sẽ giúp được các bạn có thêm kiến thức về loại củ dân gian này nhé. 

người yêu thích