Chè Sơn Qui - Món chè gắn liền với lịch sử
Về Nam Bộ, giữa bữa trưa yên ả, thì chúng ta có thể chợt nghe tiếng cô bán chè đi ngang qua đầu ngõ: “Ai chè nóng hông”, khiến cho người ta bị thôi thúc muốn thưởng thức ngay món chè thơm mát này. Tuy là hầu hết những loại chè Nam Bộ đều được nấu chung với đường, nhưng do kết hợp với các loại củ, hạt hay trái cây hợp lý cho nên chè Nam Bộ ngoài việc tạo vị rất là thơm ngon, thì còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Chính vì điều đó ăn chè xong, người ta cảm thấy cơ thể khỏe hơn và cái nóng, cái bức của mùa hè cũng như tan biến đi.
Chè Nam Bộ
Với đặc thù là vùng đất trù phú, đa dạng vừa dồi dào sản vật, Gò Công có nhiều món chè đặc trưng, vừa ngon, vừa lạ, như chè Bà Ba, chè Hưng, chè Kiểm, các loại chè đậu, chè Bắp, chè Khoai, chè Sen, món nào cũng hấp dẫn, ngọt ngào, đậm đà tình quê hương xứ sở. Và hơn nữa còn có vài món chè rất lạ mà những vùng miền khác không thấy xuất hiện, như món chè Bà Ba, chè Kiểm và chè Heo Quay,… Có như vậy mới biết vùng đất Nam Bộ mới hấp dẫn du khách không chỉ cảnh sơn nước hữu tình, lòng người mến khách, mà còn bởi những món ngon dân dã, đậm chất đồng quê, như những món chè phong cách Nam Bộ.
Chè là một món ăn chơi tuy rất dân dã nhưng thanh khiết nên người Nam Bộ những ngày rằm, nhất là rằm Trung Thu hay những dịp giỗ kị, đầy tháng, thôi nôi, ngoài cỗ bàn thịnh soạn, mọi nhà còn nấu thêm chè để bày lên mâm cỗ. Ngày nay món chè cũng là một trong những món không thể thiếu trên bàn thờ của những nhà Nam Bộ trong những dịp cúng kiến.
Mâm chè nam bộ
Địa danh Sơn Qui
Đến Gò Công, Tiền Giang – đoạn Tân Trung, Lăng Hoàng Gia thì du khách để dàng bắt gặp những quán chè san sát hai bên đường, đây là quê hương của món đặc sản nức tiếng vùng này. Theo chủ quán một quán chè nổi tiếng, có thâm niên trong nghề tới 40 năm cho biết rằng, nấu chè Sơn Qui rất là công phu và để tạo được sự khác biệt, thì mỗi gia đình có một cách nấu khác nhau, và thông thường để có bán vào cử sáng, người ta phải thức dậy và chuẩn bị từ 3 giờ khuya. Không cần tiếp thị ồn ào, không cần những cô tiếp viên xinh đẹp, thì vào dịp giáp Tết đến ra giêng, có gia đình bán liền 300 ly chè mỗi ngày.
Địa danh Sơn Qui - Tiền Giang
Nói về một chút địa danh nơi đây, ấp Sơn Qui là địa danh được vua Tự Đức đặt thay cho tên cũ là Gò Rùa, vì tương truyền đây là giòn đất cát có hình con rùa, cách nội ô thị xã Gò Công khoảng 4km, đây từng là lãnh địa của gia tộc Từ Dũ hoàng thái hậu, nơi có làng nghề đóng tủ thờ đã nổi danh, và món mắm tôm chà, ngày nay gọi là món mắm tôm Huế ngon tuyệt mà hoàng thái hậu thường cho thuyền bườm mang ra Huế cho vua ngự thiện. Và không hiểu có mối duyên tờ nào khác, vùng đất tới giờ vẫn còn là vùng nông thôn hẻo lánh nơi đây lại có món chè gia truyền gắn liền với địa danh Sơn Qui.
Quán chè Sơn Qui
Từng là đại bản doanh của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định, quán chè cách chợ Tân Trung không xa, nằm yên bình dưới chân cầu Sơn Qui, cái quán mộc mạc với tấm biển đã sờn màu theo thời gian. Theo vị khai sinh ra quán chè Sơn Qui nổi tiếng trứ danh cho biết, quán chè này đã có mặt tại chân cầu Sơn Qui này đã hơn 57 năm nay, hồi trước quán rộng, khách đến đông đúc và giờ người ta phóng đường nên dù quán bị thu hẹp nhiều nhưng khách quen, khách xa vẫn hay tìm đến. Ông kể, hồi đó, vùng này nhiều quán chè Sơn Qui lắm bởi tiếng lành đồn xa, khách phương xa ghé đến vùng này nhiều, quán chè mọc lên như nấm, thành ra quán của ông cũng vất vả cạnh tranh, rồi về sau theo thời gian, người ta chuộng những cái lạ, sính cái mới, nên nhiều hàng chè đã đổi người, có quán không trụ được bao lâu nữa thì đóng cửa. Còn với ông, quán chè Sơn Qui không chỉ là miếng cơm manh áo, mà nó còn là lòng yêu nghề và mong muốn giữ gìn bí quyết về món chè thơm ngon bổ dưỡng của quê hương mình.
Quán chè Sơn Qui
Ngày nay tuy tuổi già sức yếu, nên ông đã truyền nghề lại cho người con tiếp nối truyền thống gia đình.
Hương vị chè Sơn Qui
Thoạt mới nhìn thì chè Sơn Qui gồm những nguyên liệu chính đơn giản là: đậu xanh đã cà vỏ, đậu trắng, đậu phộng, bột năng và nước cốt dừa, nhưng đến khi thưởng thức rồi mới biết trong ly chè còn có nhiều bí quyết riêng, để khi thưởng thức mỗi muỗng chè lại khiến người ta mê tơi, rất ngon miệng.
Nguyên liệu trong chè Sơn Qui
Đậu phộng chính là cái hồn của ly chè Sơn Qui nổi tiếng, đậu phộng sau khi rang vàng sẽ được áo bên ngoài một lớp bột năng như hạt lựu. Khi ăn chè chính độ dai giòn của viên chè đã tạo sự thích thú cho vị giác, kết hợp với vị ngọt vừa ăn của đậu thạch, cùng với đậu xanh được đánh nhuyễn đã được thêm với đường. Khi dọn hàng mỗi thứ nguyên liệu ấy sẽ được để riêng còn bốc khói nóng thơm lừng, chị chủ quán khéo léo cho vào ly từng loại với những tỉ lệ nhất định, xong rưới lên một ít nước cốt dừa thơm béo cho ly chè, rồi cuối cùng cho thêm ít đá xay nhuyễn là có ngay một món giải nhiệt mát lạnh giữa cái tiết trời oi ả.
Ly chè Sơn Qui
Ly chè Sơn Qui cũng mang trong đó chất mộc mạc của chè miền Nam, đơn giản, hấp dẫn lẫn vị giác, khứu giác, thị giác. Khuấy đều ly chè, múc một muỗng đưa lên miệng, chưa ăn đã nghe mùi thơm của đậu, mùi béo của nước cốt dừa, khi dùng nhai chậm rãi, thưởng thức cái mùi bùi của đậu thạch, thỉnh thoảng bắt gặp những hạt lựu đậu phộng tạo cảm giác rất lạ miệng và thích thú cho thực khách. Đặc biệt khi đi dưới cái nắng của phương Nam thì khi thực khách ghé vào quán, ít khi khách dùng một ly rồi thôi, mà phải là thường 2 đến 3 ly là chuyện bình thường.
Chè Sơn Qui
Có dịp về Gò Công, ngang qua Sơn Qui, nếu tiện đường nghỉ chân, mời bạn ghé chơi và thưởng thức món chè Sơn Qui. Có người đã nói vui rằng, nếu có đến Sơn Qui, xin đừng thắc mắc khi có thực khách khê kha một lúc 2 – 3 ly, bởi chè Sơn Qui tuy ngon, nhưng giá lại khá mềm, chính vì vậy mà món ăn dân dã có từ rất lâu ở xứ Gò Công này chưa bị thất truyền.
Xem thêm: