"Bàn nhậu không phải nơi để người ta công kích, móc máy nhau"

Có chăng chuyện bản lĩnh đàn ông được xác định tỉ lệ thuận với "tửu lượng" của họ? Hãy thôi soi xét và công kích nhau bằng những lời nói tưởng như vô hại đi.

Không còn "miếng trầu là đầu câu chuyện" dường như không còn phù hợp với xã hội nhộn nhịp hiện giờ. Thay vào đó, người ta ngầm hiểu rằng ly bia hiện giờ mới là sự bất đầu hoàn hảo của một cuộc nói chuyện thân thiết, đặc biệt là với đấng mày râu. Và rất nhiều người cho rằng để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông, việc đầu tiên là... cầm ly bia lên và uống!

Câu chuyện về sự công kích nơi bàn nhậu của người Việt

"ban nhau khong phai noi de nguoi ta cong kich, moc may nhau" - anh 1
Từ nhà hàng sang trọng đến quán xá vỉa vè đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình bóng những anh chàng cầm chia bia hô hào, bốp chát - Ảnh minh họa

Mới đây, một câu chuyện về quan điểm về "bàn nhậu" của các đấng mày râu được chia sẻ và nhận được sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Tại sao? Vì theo ý kiến mọi người, sự thật chính là như vậy: "Bàn nhậu giờ đây gần như trở thành nơi để công kích nhau".

"Tôi có dịp về một thị trấn vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng để hoàn thành công việc. Đón tiếp khách là một bữa nhậu vui vẻ. Trong bàn tiệc có năm cô giáo và hai anh phụ huynh cùng chung vui... Nếu suốt cả buổi tiệc, mọi người cùng nói chuyện vui thì không có gì đáng nói. Nhưng ở đây, tôi nhận ra một thói xấu cố hữu của người Việt trên bàn nhậu. Đó là thói khích bác, châm chọc nhau, móc máy nhau.

Khi biết tôi là thầy giáo đã về hưu, hai anh không những không tôn trọng mà còn thản nhiên bình phẩm với những lời lẽ khó nghe, từ chuyện đầu tóc cho tới ngoại hình. Chưa hết, hai phụ huynh còn mang chuyện thầy này cô kia ra để châm chọc. Là một người có gần 40 năm đứng lớp, tôi rất bình tĩnh, nói đẩy đưa cho qua chuyện bởi gặp những người có thói khích bác thế này thì "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Giả sử nếu gặp người nóng nảy, thiếu sự kiềm chế, khi rượu đã vào thì hai bên sẽ xảy ra cãi cọ, lớn tiếng rồi đánh nhau là chuyện thường.

Nhậu là một sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ có từ xa xưa. "Một ly đế thôi có khi nên nghĩa nên tình", kết nhau làm huynh đệ... Nhậu để có dịp tâm sự, cởi mở lòng mình cùng anh em thân thiết.

Nhưng nhậu giờ biến tướng, trở thành dịp công kích nhau, móc máy nhau. Người nhịn được thì không sao nhưng người không nhịn được thì khó tránh khỏi chuyện ẩu đả. Rất nhiều chuyện đau lòng xảy ra cũng từ bàn nhậu, từ thói xấu của người Việt là luôn châm chọc, khích bác người khác, mặc dù người đó không liên quan gì tới mình!

Bỏ thói xấu này không khó nếu mỗi người luôn sống trong sự tôn trọng lẫn nhau, hòa khí với nhau... Luôn quan niệm vào bàn nhậu thì "vui là chính", nói chuyện gì vui là được, tránh xúc phạm người khác."

Quan điểm Nam vô tửu như kỳ vô phong

Đoán chắc rằng, dù biết uống rượu hay không thì ít nhất một lần bạn đã phải nghe những câu nói tựa như: “Đàn ông không nhậu thì về mặc váy cho vợ”. Đó là một câu cửa miệng của dân "bợm nhậu", cũng là một chiêu khích tướng phổ biến nhất trên bàn nhậu. Người bị khích tướng hẳn là không vui vẻ gì cho lắm. Nếu nhẫn nhịn thì cũng phải đỏ mặt, tía tai, còn không nhẫn được chút khẩu khí, cũng “dô ta” cạn chén gỡ gạc thể diện.

Trong tiệc rượu, người ta thực đã lấy tửu lượng để đo giá trị của một người. Người uống khỏe, trăm chén không say, càn quét bàn rượu được cho là kẻ mạnh, đáng nể phục, có uy tín và là “nam nhi đích thực”. Còn người chưa uống đã đỏ mặt, uống vào nôn ra thì bị coi là yếu đuối, bạc nhược, không có bản lĩnh. Từ bao giờ chén rượu đã trở thành thước đo phẩm chất của một người đàn ông như vậy?

"ban nhau khong phai noi de nguoi ta cong kich, moc may nhau" - anh 2
Bản lĩnh của đàn ông không nằm ở số ly bia họ uống được, mà nằm có số lần họ có thể từ chối ly bia đấy - Ảnh minh họa

Đàn ông khôn không bao giờ xếp vợ con sau bàn nhậu

Không ít người đàn ông lắc lư nói về sự nghiệp vẻ vang, về trách nhiệm với vợ con trên bàn nhậu. Chưa vội bàn đến sự nghiệp, chỉ nghĩ tới cảnh vợ con họ ở nhà tự lo cho nhau và người vợ chờ chồng về trong lo lắng: "Anh ấy có về trễ không?", "Anh ấy có nhậu xỉn không?", "Anh ấy có đi 'tăng hai, tăng ba' không?", "Trên đường về nhà, anh ấy có cầm lái tốt không?",... thì đã đủ để nhận xét người đàn ông ấy có trách nhiệm hay không rồi.

Bản lĩnh đàn ông nằm ở đâu khi mà các anh yếu thế tới mức rượu cũng có thể dễ dàng sai khiến? Những mái tóc rối bù, những bộ áo quần xộc xệch, những gương mặt đỏ gay như chú gà chọi đang hăng tiết ra trận, những lời chửi bới thô tục… đều được gọi là "bản lĩnh đàn ông" sao? Và sau sự "bản lĩnh" trên bàn nhậu ấy, người dọn dẹp "bãi chiến trường", người pha ly trà giải rượu cho cho các anh là ai? Chẳng phải là là người phụ nữ của mình sao?

Rượu bia chỉ là một loại thức uống vô tri uống theo cách nào lại là quyền quyết định của các anh. Đàn ông không mượn rượu để làm càn, ấy mới là đàn ông bản lĩnh.

người yêu thích