Ông Voi 🐘, Buôn Ông Voi & Buồn Ông Voi
Voi, hay Ông Voi, là loài mập đuỵt khổng lồ, gắn liền với chốn rừng núi đại ngàn Tây Nguyên. Từ thuở xa xưa, con người sợ Ông vãi ra, nên không dám gọi thẳng cái tên cúng cơm Voi, mà chỉ dám gọi tôn kính là Ông. Tuy nhiên thời gian trôi qua, hooman bắt đầu phát triển hơn, đặc biệt là về mặt vũ khí, rồi bắt đầu săn ngược lại các Ông. Các Ông giảm hẳn về mặt số lượng do bị giết chóc, khai thác bộ ngà. Ông nào còn sống thì bị bắt đem về làm nô lệ cho hooman.
Vào thế kỷ 21, các Ông bị dẫn đi cho du khách hooman cưỡi, làm trò mua vui. Thực sự thì bọn hooman đối với Ông nhẹ hều, nhẹ hơn nhiều so với đống gỗ mà Ông và tổ tiên Ông từng phải kéo. Tuy nhiên, Ông thường bị hành khá nhiều bởi móc sắt, sào mũi nhọn để ngoan ngoãn nghe lời. Sẹo quanh người Ông đầy ra.
Cái buồn của Ông Voi khó mà giải quyết được trong điều kiện hiện tại. Thả Ông ra rừng thì một ngày nào đó lại tìm thấy xác Ông nham nhở bởi bọn thợ săn. Ở buôn bản thì Ông phải làm nô lệ. Vào sở thú thì bị giam cầm.
Thôi thì đến Tây Nguyên, gặp nhau thay vì cưỡi thì mua một đống chuối cho Ông măm vậy. Ở đây, khoảnh khắc duy nhất mà Ông cười có lẽ là lúc được cho măm. 🐘🐘🐘
Ông Voi & bạn Sơn chia sẻ một tâm tư đắng lòng, nhiều khi chỉ ăn rau ăn trái cây mà ngãi heo vẫn cứ thế đeo bám 😭😭😭
———
Buôn Ông Voi
Là buôn, bản có ông voi ở trỏng. Nổi tiếng nhất là buôn Đôn với bài hát chú voi con. Tuy nhiên đợt này thì mình đi buôn Jun, vì thuận đường đi đá voi mẹ. Cung đường đi tới đây, đoạn hồ Giang Ré (Yang Reh) đẹp lắm luôn.
Nhà ở đây hầu hết là nhà rông - nhà sàn, thậm chí những ngôi nhà hiện đại hơn, xây gạch ngói đầy đủ vẫn xây theo kiến trúc này. Ban đầu mình nghĩ “buôn Jun” là một thị trấn du lịch cơ, nhưng hoá ra chỉ có mấy nhà cuối gần hồ Lak làm du lịch thôi, còn lại mọi thứ ở đây còn khá là nguyên sơ.
Thêm cái nữa là đồng bào dân tộc khu này không thích chụp ảnh lắm, nên ảnh mình chụp người dân hầu như rất ít.
———
Gear: Canon 750 lens 18-135
Edited with LR Mobile
0 người yêu thích
0 bình luận