ĐỊA CHỈ BẢO TÀNG THẾ GIỚI CÀ PHÊ


Bảo tàng thế giới cà phê là bảo tàng cà phê đầu tiên ở Việt Nam do ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên xây dựng. Với tham vọng tạo ra nơi trưng bày lịch sử cà phê của cả thế giới, thể hiện ý chí vươn mình ra toàn cầu. Bảo tàng có địa chỉ tại Nguyễn Đình Chiểu, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột không xa.bảo tàng thế giới cà phêBảo tàng thế giới cà phê tại Buôn Mê Thuột.

Để đến với bảo tàng thế giới cà phê, từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột bạn di chuyển theo đường Lê Duẩn, quốc lộ 14 về phía Nguyễn Viết Xuân. Tiếp đó đến vòng xuyến bạn rẽ sang Phan Chu Trinh đến Đường Nguyễn Đình Chiểu là đến bảo tàng.

sơ đồ bảo tàng thế giới cà phêSơ đồ không gian.

KHÔNG GIAN CÀ PHÊ ĐỘC ĐÁO

 

Bảo tàng văn hóa Tây Nguyên thu nhỏ

Đến với bảo tàng thế giới cà phê thì điều ấn tượng đầu tiên hút hồn du khách phải kể đến kiến trúc độc đáo của tòa nhà. Lấy cảm hứng từ nhà Rông truyền thống của Tây Nguyên, nhìn từ trên xuống 5 dãy nhà uốn lượn như những dải lụa vắt qua khu đồi. Con số năm đại diện cho năm ngón tay trên một bàn tay con người, cũng là đại diện cho triết lý ngũ hành của vũ trụ. Mặt ngoài công trình được phủ một lớp đá bazan hình thành từ núi lửa cách đây hàng triệu năm, là vật liệu đặc trưng ở vùng Tây Nguyên.review bảo tàng thế giới cà phêBảo tàng thế giới cà phê nhìn từ trên cao.

Đi vào bên trong, du khách dễ dàng nhận ra không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên qua cách bài trí và các vật dụng trưng bày. Bước qua quầy lễ tân là nơi trưng bày những chiếc trống truyền thống của người Tây Nguyên, thể hiện sự chào đón hân hoan du khách đến với bảo tàng. Những chiếc trống này có hai mặt đều làm từ da trâu, mặt ngoài làm từ da trâu cái, có âm cao, chỉ dùng những lúc có tin vui, mặt trống hướng vào trong làm từ da trâu đực chỉ dùng vào những lúc báo tin buồn, có âm trầm hơn. Bên dưới chân đế trưng bày các sản vật của đồng bào các dân tộc, thể hiện sự no đủ, đầm ấm của người dân.văn hóa tây nguyênKhông gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên.

Đi sâu vào bên trong là nơi trưng bày chiếc thuyền độc mộc của người dân dùng để đánh bắt cá và vận chuyển hàng hóa. Chiếc thuyền làm từ thân cây sao đen, có chiều dài 10m. Câu chuyện thú vị nhất xung quanh chiếc thuyền độc mộc có lẽ là việc người phụ nữ không được tham gia vào quá trình làm thuyền, nhưng khi hoàn thành thì tất cả lại trao cho người phụ nữ. Phía dưới chân chiếc thuyền là những chiếc chum, chiếc chóe của người đồng bào, thường dùng để đựng rượu và thể hiện cho sự sung túc của gia chủ thời xa xưa.tham quan bảo tàng cà phêKhông gian trưng bày thuyền độc mộc và những chiếc chum, chóe.

Ở phía bên cạnh những chiếc chum là hàng loạt chiếc cồng chiêng to nhỏ khác nhau. Những chiếc cồng tượng trưng cho người phụ nữ, còn những chiếc chiêng thì tượng trưng cho người đàn ông. Mỗi bộ cồng chiêng như vậy sẽ bao gồm 6 chiếc chiêng và 1 chiếc cồng, thê hiện đặc trưng chế độ mẫu hệ của đồng bào dân tộc. Ngoài ra bảo tàng còn trưng bày một số vật dụng làm nông trong đời sống hàng ngày của người dân, các loại vật dụng sinh hoạt đặc trưng nơi miền cao nguyên trung phần.kinh nghiệm du lịch bảo tàng cà phêCồng chiêng Tây Nguyên.

Hot: Tour Tà Đùng - Buôn Mê Thuột 3N2Đ | Khám phá "tiểu vịnh Hạ Long"


 

Không gian trưng bày lịch sử cà phê thế giới

Điểm nhấn chính của bảo tàng cà phê chính là không gian trưng bày các hiện vật liên quan đến sự phát triển của loại thức uống cổ xưa này ở khắp nơi trên thế giới. Dòng chảy lịch sử của cà phê được bảo tàng phân loại ra ba thời kỳ chính: Văn minh cà phê Ottoman, Văn minh cà phê Roman (La mã) và văn minh cà phê Thiền.giá vé bảo tàng cà phêNgược dòng lịch sử cà phê với những hiện vật quý giá.

Mỗi nền văn mình đều có các hiện vật quý giá có từ xa xưa liên quan đến việc chế biến cà phê. Với nền văn minh Ottoman thì điểm nhấn là những bộ pha cà phê của người Thổ. Bộ pha cà phê bao gồm nhiều vật dụng khác nhau, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người Thổ. Những vật dụng này được thu thập trực tiếp từ những vùng đất xưa thuộc đế chế Ottoman.địa chỉ bảo tàng cà phêVật dụng cà phê của người Ottoman.

Đi qua nền văn minh Roman hay nền văn minh La Mã, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng toàn bộ những công cụ máy móc tiên tiến tiêu biểu cho thời kỳ phát triển công nghiệp. Từ những chiếc máy rang xay cà phê đủ mọi thể loại kích cỡ đến những chiếc máy pha cà phê xuất xứ từ Ý, Đức. Bên cạnh đó, những bộ ấm dùng để thưởng lãm cà phê tư các nước trên thế giới cũng được sưu tầm về đây. Nổi bật nhât phải kể đến bộ ấm chén mạ vàng Slovakia dùng trong các gia đình quý tộc, hoàng gia.địa điểm du lịch buôn mê thuộtNhững chiếc máy xay cà phê bằng tay.

Nền văn minh thứ ba là nền văn minh do chính Trung Nguyên sáng tạo ra, họ gọi đó là nền văn minh Thiền. Theo người hướng dẫn của bảo tàng thì nền văn minh này chắt lọc tinh hoa của hai nền văn minh trước và sáng tạo ra hương vị cà phê mới bằng cách phối trộn những loại hương liệu như bạch quả, quế, nấm linh chi.du lịch buôn mê thuộtNền văn minh thiền do chính Trung Nguyên tạo ra.

Ngoài những hiện vật quý giá kể trên, du khách còn được tìm hiểu thêm thông tin về cà phê. Các vùng trồng cà phê tốt nhất trên thế giới, các loại cà phê, cách rang, xay cà phê, đồng thời tương tác trực quan với hình ảnh và những câu chuyện thú vị về lịch sử cà phê.

Bên cạnh đó, không gian cà phê Việt qua các thời kỳ cũng được tái hiện nơi đây, thể hiện nét văn hóa thưởng thức cà phê đặc trưng của người Việt Nam. Ngoài ra thưởng thức cà phê trong không gian đậm chất truyền thống mang đến một cảm giác khác lạ không phải nơi đâu cũng có được.

world coffee museumThưởng thức cà phê theo cách độc lạ tại bảo tàng thế giới cà phê.


MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN

 

  • Giờ mở cửa: Từ 7h30 - 17h tất cả các ngày trong tuần.
  • Giá vé tham quan bảo tàng cà phê: Người lớn 70k/ người, trẻ em: 45k/người.


người yêu thích