Vị bác sỹ từ chối 164 nghìn tỷ đồng để cung cấp vaccine cho toàn thế giới

Nguyên nhân nào đằng sau câu chuyện từ chối 7 tỷ USD (khoảng 164 nghìn tỷ đồng) của vị bác sĩ Jonas Salk?

Từ xưa chúng ta đã có câu “lương y như từ mẫu' để ca ngợi, tri ân những bác sĩ, thầy thuốc cứu người. Đây là một công việc cao cả và đi kèm với nó, không tránh khỏi những điều cám dỗ. 7 tỷ USD (khoảng 164 nghìn tỷ đồng) là một số tiền không hề nhỏ với bất kỳ một ai. Vậy điều gì đã giúp bác sĩ Jonas Salk vượt qua được cám dỗ và từ chối khoản tiền này, hãy cùng xem nhé.

Mùa hè của những năm đầu thế kỷ 20 là được xem là cơn ác mộng với trẻ em trên toàn thế giới. Một dịch bệnh bí ẩn đã lây lan khắp nơi, khiến những nạn nhân (chủ yếu là trẻ em) nhiễm virus sẽ phải nằm bất động, thậm chí không thể đi lại suốt đời. Sau đó các chuyên gia đã phát hiện ra đó là virus bại liệt, nó tấn công hệ thần kinh trung ương, làm mất cảm giác khiến con người không thể điều khiển các bộ phận cơ thể.

vi bac sy tu choi 164 nghin ty dong de cung cap vaccine cho toan the gioi - anh 1

Dịch bại liệt tại Mỹ khiến nhiều người không thể đi lại được. (Ảnh: NPR)

Riêng tại Mỹ vào đầu giai đoạn 1950, đã có khoảng 50 nghìn ca nhiễm bệnh mỗi năm. Trong đó có cả vị Tổng thống Mỹ đại tài - ông Franklin D. Roosevelt. Virus khiến ông phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại. Cũng vì không muốn người khác rơi vào hoàn cảnh như mình, ông Roosevelt đã thành lập quỹ tài chính quốc gia cho các trẻ em bị bại liệt.

vi bac sy tu choi 164 nghin ty dong de cung cap vaccine cho toan the gioi - anh 2

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt  cũng là người không may mắc phải bệnh bại liệt. (Ảnh: Biography)

Đây là quỹ dùng để cung cấp tiền, tài trợ cho những nghiên cứu về bệnh bại liệt ở Mỹ, bao gồm cả nghiên cứu của bác sĩ Jonas Salk huyền thoại. Jonas là người Mỹ gốc Do Thái, ông tốt nghiệp Đại học Y New York năm 25 tuổi và đã tiến hành những nghiên cứu liên quan đến virus gây bại liệt từ khi còn là sinh viên. Ông trở thành trưởng phòng nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) năm 1947. Sau đó 1 năm, ông bắt đầu được quỹ của Tổng thống Roosevelt tài trợ để đẩy mạnh nghiên cứu vaccine chống bại liệt.

vi bac sy tu choi 164 nghin ty dong de cung cap vaccine cho toan the gioi - anh 3

Chân dung bác sĩ Jonas Salk. (Ảnh: Salk Insitute)

Chọn hướng đi khác với những đồng nghiệp đương thời, Jonas đã mạnh dạn thử nghiệm vaccine trên cơ thể của bản thân ông cùng vợ và các con. Mọi thử nghiệm này đều thành công, sau đó Mỹ tiến hành “đại thử nghiệm” với sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Ngày 12/4/1955, thử nghiệm vaccine đã kết thúc thành công, đánh dấu một cột mốc đáng nhớ của cả nước Mỹ và Jonas Salk cũng trở thành cái tên được tung hô, gọi ông là “người tạo ra phép lạ'.

vi bac sy tu choi 164 nghin ty dong de cung cap vaccine cho toan the gioi - anh 4

Câu chuyện về bác sĩ Jonas Salk được nhiều người biết đến. (Ảnh minh hoạ: Time Magazine)

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, bác sĩ Jonas còn khiến mọi người yêu mến ông ở nhân cách cao đẹp của mình. Ông đã từ chối việc đăng ký bằng sáng chế cho vaccine đã cứu bao mạng người, điều này khiến đồng nghiệp lẫn công chúng vô cùng bất ngờ. Theo tạp chí Forbes, việc Jonas từ chối đăng ký sáng chế đồng nghĩa với ông đã bỏ đi 7 tỷ USD (khoảng 164 nghìn tỷ đồng).

vi bac sy tu choi 164 nghin ty dong de cung cap vaccine cho toan the gioi - anh 5

Jonas Salk đã dành cả đời cho những nghiên cứu để giúp mọi người. (Ảnh minh hoạ: Salk Institute)

Hành động cao cả của ông giúp cho hàng triệu người có thể tiếp cận với vaccine và tránh được căn bệnh quái ác kia. Hay nói cách khác, Jonas đã bỏ đi 164 nghìn tỷ đồng cho bản thân để giúp nhân loại xóa bỏ được một đại dịch toàn cầu. Sau này, Jonas vẫn dành cả cuộc đời để nghiên cứu các căn bệnh khác như ung thư, đa xơ cứng, bệnh truyền nhiễm…

Bác sĩ Jonas Salk nhận Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ năm 1977. Ông qua đời tại nhà riêng năm 1995, để lại niềm tiếc thương trong lòng mọi người về một vị bác sĩ đáng kính, vừa có tài vừa có đức. Câu chuyện về bác sĩ Jonas cho đến giờ vẫn được kể lại như một bài học vì sự chia sẻ.

Cùng đón đọc nhiều câu chuyện hấp dẫn khác cùng Địa Điểm Ăn Uống nhé!

người yêu thích