Cách làm bánh đúc tại nhà đơn giản

Bánh đúc là món bánh truyền thống và quen thuộc đối với đa số người dân tại Việt Nam. Bánh được chế biến chủ yếu từ bột gạo (miền Bắc và miền Trung) hoặc bằng bột năng (miền Nam). Tuy mỗi miền đều có cách chế biến riêng, nhưng bánh đúc vẫn có chung vị dai và giòn, thường được đổ thành miếng lớn, khi ăn thì mới cắt khúc vừa ăn. Vậy thì, chúng ta hãy cùng bắt tay vào thực hiện món bánh đúc này với các cách làm bánh đúc được chia sẻ dưới đây nhé!

1. Cách làm bánh đúc mặn nóng hổi

Món bánh đúc mặn có vị dẻo của bột, ăn kèm với phần nhân mặn nóng hổi và cả nước mắm chua ngọt thơm dậy mùi đem đến cho người thưởng thức hương vị không thể nào quên. Thưởng thức 1 chén bánh đúc vào lúc tan tầm hay trong lúc thời tiết hơi se lạnh sẽ khiến bạn thích thú vô cùng. Còn chần chờ gì mà không bắt tay vào bếp để thực hiện món bánh đúc mặn này theo cách làm bánh đúc mặn nóng hổi này phải không?

1.1. Nguyên liệu

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 1

Nguyên liệu làm bánh đúc mặn

Phần vỏ bánh

  • Bột gạo: 250 gram
  • Bột năng: 100 gram
  • Nước cốt dừa: 400ml
  • Nước lạnh: 600ml
  • Muối: 1 thìa cà phê
  • Đường: 1 thìa cà phê
  • Dầu ăn: 2 muỗng canh
  • Dầu mè: 1 muỗng canh

Phần nhân bánh

  • Thịt nạc vai: 250 gram
  • Tôm tươi: 200 gram
  • Mộc nhĩ (nấm mèo): 3 tai
  • Củ sắn: 200 gram
  • Hành tím băm: 1 muỗng
  • Gia vị cần thiết

Nước mắm chua ngọt

  • Chanh: 1 quả
  • Nước mắm: 2 thìa canh
  • Nước: 5 thìa canh
  • Đường: 2 thìa canh
  • Tỏi và ớt băm: 1 thìa cà phê

1.2. Cách làm món bánh đúc mặn

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 2

Cách làm món bánh đúc mặn

Bước 1: Trộn bột bánh

  • Đem bột gạo và bột năng trộn đều cùng với muối và đường. Nước lạnh và nước dừa đem trộn chung với nhau.
  • Từ từ cho hỗn hợp nước dừa và nước lạnh vào thau bột, khuấy nhẹ nhàng và theo 1 chiều duy nhất để bột không bị vón cục.
  • Hỗn hợp sau khi được khuấy đồng nhất, đem lọc lại để bột được mịn rồi cho ra một chiếc nồi và để bột nghỉ khoảng 30 phút.

Bước 2: Khuấy bột bánh

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 3

Khuấy bột bánh

  • Nhắc nồi hỗn hợp bột lên bếp với lửa trung bình, khuấy bột theo 1 chiều nhất định để bột không bết dính đáy nồi.
  • Hạ lửa xuống mức thấp hơn khi thấy bột bắt đầu đặc lại. Đến khi thấy bột đặc và có màu trắng đục thì cho tiếp dầu ăn và dầu mè vào tiếp tục khuấy đều cho tới khi thấy bột trong là đã hoàn thành. Nhấc nồi bột khỏi bếp và đậy hé vung để tránh tình trạng hơi nóng của bếp làm bột bị dính đáy nồi.

Bước 3: Sơ chế và xào nhân bánh

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 4

Chế biến nhân bánh

  • Tôm bóc vỏ và bỏ chỉ lưng, rửa sạch và thái hạt lựu. Thịt nạc vai rửa sạch và băm nhỏ.
  • Nấm mèo ngâm nở, rồi thái hạt lựu cùng với củ sắn.
  • Phi hành thơm và vừa vàng tới thì cho thịt và tôm vào xào tầm đến gần chín, thì tiếp tục cho mộc nhĩ và củ sắn vào xào cùng. Đảo nhanh tay với lửa lớn để củ sắn nhanh chín mà không ra nước.

Bước 4: Làm nước mắm chua ngọt ăn kèm

Cho các hỗn hợp đã chuẩn bị sẵn ở trên vào bát khuấy đều cho tan hết đường, sau khi hỗn hợp hoàn toàn hòa quyện thì cho tỏi và ớt băm vào là hoàn tất.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức món bánh đúc

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 5

Thưởng thức bánh đúc mặn

Múc bột bánh đã chín vào chén, tiếp đến là phần nhân đã xào chín. Chan thêm ít nước mắm chua ngọt là bạn có thể thưởng thức món bánh đúc mặn nóng hổi rồi.

2. Cách làm bánh đúc ngọt đúng chuẩn miền Nam

Khác với món bánh đúc mặn phổ biến của miền Bắc và miền Trung, món bánh đúc ngọt của miền Nam có một nét riêng biệt không thể tả khiến thực khách đã được thưởng thức sẽ không thể nào quên. Hãy cùng vào bếp với cách làm bánh đúc ngọt đúng chuẩn miền Nam dưới đây để mời người thân và bạn bè cùng thưởng thức nhé!

2.1. Nguyên liệu

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 6

Nguyên liệu làm bánh đúc ngọt

  • Bột năng: 200 gram
  • Bột gạo tẻ: 200 gram
  • Đường thốt nốt: 100gram (có thể thay thế bằng đường vàng)
  • Đường cát trắng: 200 gram
  • Nước cốt dừa: 1 lon
  • Nước lạnh: 620ml
  • Gừng tươi: ½ củ
  • Lá dứa: 1 bó
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • Mè trắng rang: 50 gram

2.2. Cách làm bánh đúc ngọt

Bước 1: Xay lá dứa

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 7

Hỗn hợp nước lá dứa

Lá dứa mua về bạn nên rửa nước 2-3 lần để loại bỏ cát bụi. Rửa sạch xong thì để ráo và cắt khúc nhỏ cho vào máy xay cùng với 400ml nước lạnh. Sau đó lọc lại để lấy phần nước cốt lá dứa.

Bước 2: Trộn bột bánh

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 8

Trộn bột bánh

  • Trộn nước lá dứa vừa lọc, ⅓ lon nước cốt dừa và 200gr đường cát trắng để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Dùng 190gr bột năng trộn với 200gr bột gạo tẻ trong một chiếc âu cho đều rồi bắt đầu cho phần hỗn hợp nước lá dứa vào từ từ và khuấy đều cho bột tan.

Bước 3: Sên bột bánh

Cho hỗn hợp bột vừa trộn vào một chiếc nồi và nấu trên bếp với lửa trung bình. Trong quá trình sên bột thì dùng đũa khuấy đều và liên tục để bột không dính đáy nồi. Khuấy bột đến khi thấy bột nặng tay và quánh dẻo thì có thể nhấc nồi bột khỏi bếp.

Bước 4: Hấp bánh

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 9

Hấp chín bánh

  • Cho bột vừa nấu vào 1 cái khuôn, trước đó bạn nhớ quét dầu ở lòng trong của khuôn để bánh khi chín sẽ không bị dính.
  • Cho khuôn bánh vào nồi để hấp cách thủy bánh trong vòng 30 phút để bánh chín. Bạn có thể kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xăm vào giữa khuôn bánh. Nếu lúc nhấc tăm lên bánh không dính vào tăm thì tức là bánh đã chín.
  • Lấy khuôn bánh đã chín ra khỏi nồi hấp rồi để nguội, cắt miếng vừa ăn.

Bước 5: Nấu nước đường ăn kèm

Thái hạt lựu 100gr đường thốt nốt, sau đó đem cho đường thốt nốt cùng với 200ml nước vào đun đến khi đường tan. Cho tiếp gừng đã ép lấy nước cùng với 10gr bột năng đã hòa tan với 20ml nước lạnh vào chảo. Mở lửa nhỏ và khuấy đều để nước đường được vừa sệt lại thì tắt bếp.

Bước 6: Trình bày món ăn

cach lam banh duc tai nha don gian - anh 10

Hoàn thành món bánh đúc ngọt

Cho bánh đúc đã cắt miếng ra chén, rưới nước đường và ít nước cốt dừa vào chén. Thêm 1 ít mè rang đã chuẩn bị sẵn rắc lên món ăn. Vậy là chúng ta có thể thưởng thức món bánh đúc ngọt đặc trưng của Nam Bộ rồi.

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau học thêm được cách làm bánh đúc mặn và cách làm bánh đúc ngọt rồi. Hai món ăn trên cũng dễ thực hiện phải không nào? Dựa vào hai công thức trên, các bạn có thể tự tay thực hiện để thưởng thức cùng với gia đình trong những buổi họp mặt rồi đấy. Chúc các bạn thành công khi thực hiện món bánh đúc này nhé!

Xem thêm:

người yêu thích