Cà Phê Ba Lù. Mấy ngày trước mình có đến số 483 Hồng Bàng phường 14 quận 5, để uống ly cà phê sữa nóng giá là 30k, ly này không đúng ý mình vì quán lấy cà phê đen được giữ nóng trong bình ra pha nên ly cà phê sữa này bị nguội và cà phê cũng không đậm đà, khi về mình thấy khách ngồi kế bên, trên bàn có cái siêu nhỏ mình mới hỏi chủ quán : - Cái siêu này dùng để làm gì. - Cái siêu này để cho khách tự pha cà phê, hồi nãy con có hỏi chú đó. Hồi mới vô quán cháu có hỏi mình: Chú tự pha hay quán pha sẵn, mình cứ tưởng tự pha bằng siêu lớn nên kêu quán pha sẵn kkk. Mình thấy độc và lạ nên hôm sau mình lại đến đây và uống tiếp ly cà phê sữa, quán mang ra cái siêu nhỏ bên trong có cái vợt và cà phê trong đó, ly này mình uống cũng không nóng, quán bán từ 8 giờ đến tối, có bán cà phê bột giá là 260k một kg. Cà phê ở quán này thích hợp với những bạn nhớ vị xưa, thích lạ, cà phê lợt, nhẹ nhàng. Quán nhờ thương hiệu lâu năm và được người Hoa ủng hộ nên cũng có một số khách quen. Theo ý riêng mình, quán không tái hiện lại được khung cảnh xưa, thì nên bán thêm cà phê pha phin để được thêm khách mới (Vì giá mặt bằng khá cao), đa số khách bây giờ thích cà phê đậm, nếu có thể quán nên thêm một tý cà phê bột để ly cà phê vợt đậm đà hơn, thích hợp với một số khách khác. Quán có treo chữ" Phúc Đáo". Theo dân gian truyền miệng, Hoàng Đế dưới thời nhà Minh (1368–1644) chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ "Phúc" lên cửa nhà để đón Tết Âm Lịch. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra, quân lính phát hiện một gia đình mù chữ đã dán ngược chữ "Phúc". Hoàng Đế xử tội chết cho cả gia đình này, song Hoàng Hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng chữ "Phúc" treo ngược đọc là "Phúc Đảo". Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到) - do đó chữ Phúc treo ngược trở thành "Phúc Đáo", nghĩa là Phúc đến nhà. Lời giải hợp tình hợp ý của Hoàng Hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên.Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón Hạnh Phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của Hoàng Hậu. (Trên bài viết có một hình minh họa chữ Phúc Đáo) chứ không phải hình quán Ba Lù. Sưu tầm từ Bảo Ngọc.
người yêu thích